EN
VN

10 Sự Kiện Phòng Chống Lao Nổi Bật Tại Việt Nam Năm 2023

09 tháng 01, 2024
Tác giả: admin

Trong 9 tháng đầu năm 2023, Chương trình Phòng Chống Lao Quốc Gia (viết tắt: PCLQG) đã phát hiện 78.674 trường hợp mắc lao các thể/ 7.6 triệu ca mắc toàn thế giới. 
 
Như vậy, số người mắc lao ở Việt Nam tăng 1.909 bệnh nhân, tương đương tăng 2% so với cùng kỳ năm 2022 và tăng 19.214 (32,3%) so với cùng kỳ năm 2021 - năm chịu ảnh hưởng nặng nề nhất của đại dịch COVID-19.  
 

Phát hiện lao kháng đa thuốc 9 tháng đầu năm 2023 là 2.764 bệnh nhân, cao hơn các năm 2020, 2021, 2022 lần lượt là 9%, 44% và 4%. 

Ứng dụng phác đồ điều trị mới cho lao kháng thuốc/ lao đa kháng thuốc BPaL/BPaLM, rút ngắn thời gian điều trị từ 9-20 tháng xuống còn 6-9 tháng.

 Phát hành sách “Hướng dẫn triển khai hoạt động phát hiện bệnh lao và lao tiềm ẩn áp dụng chiến lược 2X” (ra toàn quốc từ tháng 2/2023).  
 
 Từ năm 2020, Chiến lược 2X (chụp X-quang lồng ngực để phát hiện ca nghi lao và xét nghiệm Gene Xpert) đã được áp dụng trong sàng lọc lao, với mục tiêu tăng tỷ lệ phát hiện lao và lao tiềm ẩn, giảm chi phí sàng lọc. 

 

Các sáng kiến và các mô hình tiếp cận mới:  


Thí điểm thêm 2 phương pháp sàng lọc bệnh lao mới là phết lưỡi và sử dụng nước tiểu để tìm vi khuẩn lao tại 1 số cơ sở y tế thuộc 4 tỉnh thành có số ca mắc mới và tái phát hàng đầu là TP Hà Nội, TP HCM, Đà Nẵng và An Giang.

 

Ưu tiên phát triển các vaccine mới phòng ngừa lao, là 1 trong 7 quốc gia tích cực tham gia và thử nghiệm lâm sàng giai đoạn 3 của vaccine lao M72. 

 

 Theo thiếu tướng Nguyễn Việt Hùng, Phó Cục trưởng Cục 10, “Tại các trại giam, tỷ lệ phạm nhân mắc lao, lao/HIV, lao đa kháng thuốc, nhiễm HIV, viêm gan B, C và các bệnh lây nhiễm khác cao gấp khoảng 10 lần so với ngoài cộng đồng.” 
 
Trong 11 tháng đầu năm 2023, các trại giam thuộc Cục C10 đã phối hợp chương trình chống lao tỉnh tổ chức khám sàng lọc định kỳ bệnh lao cho 22 trại giam với trên 60.000 phạm nhân để nâng cao hiệu quả phòng chống lao tại các trại giam.  
 
 
 

Bệnh lao tuy vẫn ít nhận được sự chú ý hơn HIV – mặc dù đây là là nguyên nhân lớn nhất gây tử vong ở người nhiễm HIV, với hơn một phần tư số ca tử vong liên quan đến HIV (167.000 người toàn cầu) trực tiếp do bệnh lao.  


 
Chương trình PCLQG cũng đã chuyển thành công thanh toán thuốc lao từ nguồn Ngân sách nhà nước sang nguồn Quỹ Bảo hiểm y tế, cũng như vận động sự hỗ trợ của Bộ Y tế để áp dụng các chính sách hỗ trợ thanh toán các dịch vụ khác về khám chữa bệnh lao qua nguồn quỹ Bảo hiểm y tế một cách thuận tiện và hiệu quả. 


Năm 2023, chương trình Phòng Chống Lao Quốc gia (viết tắt là PCLQG)  bước đầu đạt được những thành tựu tích cực trong việc áp dụng trí tuệ nhân tạo trong công tác chẩn đoán bệnh lao.    

Các giải pháp AI tiên tiến như DrAid™ X-quang Lao Phổi mang lại ý nghĩa lớn cho hoạt động phát hiện bệnh lao, đặc biệt là các trường hợp lao dễ bị bỏ sót hoặc khó tiếp cận. 
 

Cùng tìm hiểu AI ứng dụng trong quy trình sàng lọc chủ động 2X ra sao trong bài sau! 
 

Đọc thêm về công nghệ AI sàng lọc lao phổi trong cộng đồng:https://vietnamnet.vn/draid-cong-nghe-chan-doan-y-te-ai-cua-viet-nam-co-co-hoi-duoc-ung-dung-toan-cau-2046638.html 

Đọc tiếp
Tin mới nhất

Top

Cập nhật những tin tức và thông tin mới nhất từ VinBrain bằng cách đăng ký nhận bản tin của chúng tôi!

Chia sẻ