Bệnh Lao, một trong những căn bệnh truyền nhiễm nguy hiểm nhất do vi khuẩn Mycobacterium tuberculosis gây ra. Mặc dù vi khuẩn lao chủ yếu tác động vào hệ thống hô hấp nhưng nếu người bệnh không xét nghiệm lao kịp thời, chúng còn có nguy cơ tiềm ẩn xâm nhập vào các cơ quan quan trọng khác như thận, cột sống và não và gây ra hậu quả nặng nề hơn.
Thực tế chỉ ra rằng, không phải ai mắc lao cũng bị ốm hay có bất kì triệu chứng nào. Nguyên nhân là do bệnh lao tồn tại ở 2 trạng thái: lao và lao tiềm ẩn. Với lao tiềm ẩn, nếu hệ miễn dịch suy yếu, những vi khuẩn lao sẽ bắt đầu tấn công và dẫn tới bệnh lao hoạt tính.
Bệnh Lao nếu không được điều trị đúng cách và kịp thời sẽ để lại hậu quả nặng nề, làm phá hủy hệ thống hô hấp, các cơ quan nội tạng khác và thậm chí tử vong. Xét nghiệm lao sớm và điều trị kịp thời là điều kiện tất yếu để giảm thiểu tỷ lệ tử vong cũng như ngăn chặn sự lây lan khó lường của một trong những căn bệnh truyền nhiễm nguy hiểm này.
Vi khuẩn lao lây nhiễm trong không khí qua hành động ho hoặc hắt hơi của người bị nhiễm. Những giọt bệnh lao bắn ra từ người bị nhiễm vô tình bị hít phải bởi người khác sẽ tạo điều kiện cho vi khuẩn xâm nhập và tấn công hệ thống hô hấp của họ và gây nên bệnh lao.
Những môi trường có mật độ dân số dày đặc là điều kiện vô cùng lý tưởng cho sự lây lan của vi khuẩn lao. Ngoài ra, với những người có hệ miễn dịch đã bị suy yếu như những người mắc HIV/AIDS thì càng có nguy cơ mắc lao cao hơn so với người bình thường. Do đó, sự lây lan của lao luôn trở thành vấn đề nhức nhối đối với các nhà lãnh đạo, buộc họ phải sẵn sàng những phương án kịp thời để ngăn chặn bệnh dịch lây lan nhanh.
Với nguy cơ lẫy nhiễm dễ dàng trong không khí, nguy hiểm hơn là những người có nguy cơ mắc lao tiềm ẩn, thì những đối tượng cần chú ý và đi xét nghiệm lao bao gồm:
- Những người đã tiếp xúc gần với người được chẩn đoán mắc bệnh lao
- Những người đến từ các khu vực nơi bệnh lao phổ biến, đặc biệt là ở khu vực Mỹ Latin, Caribe, châu Phi, châu Á, Đông Âu và Nga
- Những người sống hoặc làm việc trong môi trường có nguy cơ lây truyền lao cao, như các trại tập trung, nhà dưỡng lão hay trại tạm trú cho người vô gia cư
- Trẻ em và thanh thiếu niên tiếp xúc với người lớn có nguy cơ cao mắc nhiễm khuẩn lao tiềm ẩn hoặc bệnh lao.
Hầu hết người bị nhiễm lao tiềm ẩn có tỷ lệ rất thấp phát triển bệnh lao. Tuy nhiên, có một số người bị nhiễm lao tiềm ẩn lại có khả năng mắc bệnh lao hơn những người khác, bao gồm:
- Người nhiễm HIV/AIDS
- Trẻ em sơ sinh, trẻ em nhỏ và người cao tuổi
- Người sử dụng các chất ma túy
- Người bị suy giảm hệ thống miễn dịch
Mặc dù việc kiểm soát dịch tễ liên quan đến lao ngày được quan tâm và nâng cao, song mọi người vẫn cần được trang bị kiến thức đầy đủ để phòng ngừa và có ý thức đi xét nghiệm lao sớm nhất cho bản thân và gia đình để tránh những hậu quả khôn lường về sau.
Hiện nay có rất nhiều các hình thức xét nghiệm bệnh lao phổ biến, tùy thuộc vào tình trạng của người mắc bệnh hay nghi ngờ mắc bệnh. Do đó, việc lựa chọn hình thức xét nghiệm nào là phù hợp tùy thuộc vào sự đánh giá và quyết định của bác sĩ.
Thông thường, phổi sẽ là cơ quan bị nghi nhiễm đầu tiên. Các bác sĩ sẽ cho bệnh nhân làm các xét nghiệm phổ biến với độ chính xác cao như như xét nghiệm đờm hay chụp X-quang ngực.
Hiện nay với sự phát triển của công nghệ, Ứng dụng trí tuệ nhân tạo (AI) trong y tế cũng ngày càng được quan tâm hơn. Các ứng dụng AI được phát triển giúp gia tăng khả năng phát hiện những dấu hiệu bệnh ở những kích thước vô cùng nhỏ, giúp người bệnh được phát hiện sớm và có lộ trình điều trị kịp thời.
Có thể kể đến DrAid™ Lao Phổi - Nền tảng trí tuệ nhân tạo cho chẩn đoán và sàng lọc bệnh lao đến từ VinBrain, giúp các chuyên gia Y tế phát hiện lao sớm thông qua phân tích hình ảnh X-quang ngực và các bất thường để với độ chính xác >90%. Với khả năng sàng lọc nhanh và độ chính xác cao, DrAid™ Lao Phổi đã giải quyết được bài toán sàng lọc lao cho cộng đồng, nơi bị hạn chế về tài nguyên và cơ sở vật chất.
Hiện nay, với lao tiềm ẩn hay người nhiễm khuẩn lao nhưng không có bất kì dấu hiệu, triệu chứng nào, có 2 hình thức xét nghiệm đang được áp dụng tại các cơ sở Y tế: Xét nghiệm da và xét nghiệm máu.
Xét nghiệm chẩn đoán lao qua da thường được biết đến với cái tên là xét nghiệm Mantoux hay xét nghiệm lao tố trên da (tuberculin skin test – TST). Bệnh nhân sẽ được tiêm một phần nhỏ dung dịch PPD tuberculin vào vùng da cánh tay. Trong trường hợp nhiễm trùng lao tiềm ẩn, da sẽ phản ứng với PPD tuberculin và vết tiêm sẽ sưng nhỏ, phù nề trong khoảng thời gian từ 48 đến 72 giờ sau kiểm tra.
Ngược lại, nếu da không phản ứng với xét nghiệm Mantoux, điều đó cho biết rằng người bệnh chưa từng tiếp xúc với vi trùng lao. Tuy nhiên, đối với những người đã được tiêm vắc-xin BCG, có thể xuất hiện một phản ứng da nhẹ trong kết quả xét nghiệm Mantoux. Mặc dù vậy, điều này không được coi là người nghi nhiễm đã mắc lao.
Trước đây, xét nghiệm lao qua da được phổ biến hơn và thường được ưu tiên cho trẻ em dưới 5 tuổi. Nhưng ngày nay, xét nghiệm lao tiềm ẩn qua máu lại là phương pháp phổ biến hơn, đặc biệt đối với nhân viên y tế và những người có hệ thống miễn dịch kém.
Phương pháp xét nghiệm lao qua máu được biết đến với tên Interferon-Gamma Release Assay (IGRA) hay còn được biết với cái tên thông dụng hơn là Xét nghiệm Quantiferon đang dần được sử dụng nhiều hơn bởi các xét nghiệm này giúp củng cổ thêm tính chính xác và thời gian phát hiện sớm trong việc chẩn đoán lao tiềm ẩn.
Ngoài phổi, các cơ quan khác được ghi nhận có nguy cơ nhiễm lao như lao màng phổi, lao màng tim, lao màng não, lao xương khớp, các cơ quan khác trong ổ bụng và cơ quan sinh dục.
Với những cơ quan trên, người nghi nhiễm có thể thực hiện các xét nghiệm như:
- Chụp cắt lớp vi tính (CT), chụp cộng hưởng từ (MRI) hoặc siêu âm X-quang ngực thẳng
- Xét nghiệm máu
- Chọc dịch não tủy
- Làm các xét nghiệm sinh thiết
- Xét nghiệm nước tiểu
HIện nay, Bộ Y tế chưa đưa ra một con số cụ thể về vấn đề chi phí xét nghiệm lao. Tùy thuộc vào loại xét nghiệm được chỉ định và cơ sở y tế mà người bệnh chọn mà chi phí xét nghiệm lao phổi xét nghiệm sẽ khác nhau.
Dưới đây là bảng giá xét nghiệm lao đối với người bệnh có BHYT của một số bệnh viện tuyến đầu năm 2023:
*Bảng giá trên chỉ mang tính chất tham khảo
Tùy thuộc vào các loại xét nghiệm, chi phí sẽ dao động từ 60.000 VNĐ đến gần 1.000.000 VNĐ. Trên thực tế, giá xét nghiệm lao tại một số cơ sở vật chất hàng đầu còn được ghi nhận lên tới hơn 60 USD (tương đương hơn 1.5 triệu đồng) vô hình tạo nên gánh nặng về chi phí khám và điều trị cho các bệnh nhân và gia đình người bị lao. Ở Việt Nam, theo thống kê của Bộ Y Tế, có tới 63% Gia đình bệnh nhân lao phải gánh chịu chi phí thảm họa (chi phí chữa trị vượt quá 20% thu nhập). Việc này đặt ra một thách thức không hề nhỏ cho Hệ thống Y tế trong nỗ lực bài trừ hoàn toàn lao khỏi xã hội.
Do đó, việc có các giải pháp trí tuệ nhân tạo (AI) “ngon, bổ rẻ” như DrAid™ Lao Phổi của VinBrain kể trên không chỉ giúp các bác sĩ làm việc hiệu quả hơn mà còn giúp bệnh nhân dễ dàng tiếp cận được những giải pháp sàng lọc để phát hiện sớm bệnh tình. Chỉ với 1 Đô La (giảm tới 60 lần), giải pháp AI sàng lọc cộng đồng của VinBrain hứa hẹn sẽ góp phần đẩy nhanh mục tiêu thanh toán hoàn toàn bệnh lao tại Việt Nam vào năm 2023.
Nguồn tham khảo:
https://www.cdc.gov/tb/topic/basics/default.htm
https://youmed.vn/tin-tuc/xet-nghiem-lao-bao-nhieu-tien/
https://my.clevelandclinic.org/health/diagnostics/22751-tuberculosis-tb-test
https://www.mayoclinic.org/diseases-conditions/tuberculosis/diagnosis-treatment/drc-20351256
Top